Mỹ khẳng định tình trạng gia tăng các cuộc tấn công nhắm vào lực lượng Mỹ ở Iraq và Syria bằng rốc két và máy bay không người lái,ĩliêntiếpbịtấncôngởTrungĐôngMỹphảnứsurface pro 7 trong đó có ít nhất 14 vụ ở Iraq và 9 vụ ở Syria kể từ ngày 17.10, là do các lực lượng được Iran hậu thuẫn tiến hành. Đáp lại, lực lượng Mỹ trong tuần trước đã tiến hành các cuộc tấn công ở Syria, nhắm vào những địa điểm mà Lầu Năm Góc cho rằng có liên quan đến Tehran, theo AFP hôm nay 31.10.
Washington có sẵn một lực lượng lớn ở Trung Đông nhưng phản ứng quân sự của Mỹ đối với các cuộc tấn công như trên cho đến nay vẫn chỉ giới hạn ở những cuộc tấn công mà Lầu Năm Góc cho rằng dường như không gây thương vong. Phản ứng như vậy được cho là nằm trong nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn một cuộc xung đột rộng lớn hơn.
Điểm xung đột: Israel tấn công mạnh Dải Gaza; Nga tăng cường quân tại Bakhmut
"Mọi người đều thua trong một cuộc chiến tranh khu vực. Đây là lý do chúng tôi đang làm việc thông qua các đối tác, với các đồng minh... thể hiện rõ mong muốn ngăn chặn xung đột khu vực của chúng tôi", một vị quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nhấn mạnh ngày 30.10.
Washington khẳng định các cuộc tấn công nhắm vào binh sĩ Mỹ đóng ở Trung Đông tách biệt với cuộc xung đột Hamas-Israel đang diễn ra. Trong khi đó, Iran ngày 30.10 nói rằng các cuộc tấn công nhắm vào lực lượng Mỹ là kết quả của "những chính sách sai lầm của Mỹ", bao gồm việc hỗ trợ Israel.
Hiện có khoảng 2.500 binh sĩ Mỹ đóng ở Iraq và khoảng 900 người ở Syria trong khuôn khổ nỗ lực ngăn chặn sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Nhóm IS từng chiếm giữ lãnh thổ quan trọng ở Iraq và Syria. Tuy nhiên, chính phủ Syria xem sự hiện diện của quân Mỹ ở nước này là bất hợp pháp.
Cho đến nay, thiệt hại từ những cuộc tấn công gần đây nhắm vào các lực lượng Mỹ ở Iraq và Syria vẫn còn hạn chế, với 21 nhân viên Mỹ bị thương nhẹ và một nhà thầu chết vì bệnh tim trong lúc trú ẩn khi có báo động giả.
Chiến dịch trên bộ của Israel khiến gia đình con tin lo lắng
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu quốc phòng cấp cao Jeffrey Martini của tổ chức nghiên cứu RAND (Mỹ) nhận định: "Có nguy cơ đáng kể về sự leo thang Mỹ-Iran do sự lan tỏa từ cuộc chiến Israel-Hamas".
Ngoài ra, chuyên gia Jon Alterman, Giám đốc Chương trình Trung Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ), nhận định tình hình hiện tại khác với các cuộc tấn công trước đây vì "tất cả các lực lượng ủy nhiệm của Iran dường như đang hành động cùng lúc", làm gia tăng "khả năng có điều gì đó sẽ xảy ra một cách sai hướng".
Mỹ đã nhiều lần tuyên bố muốn giữ cho cuộc xung đột Hamas-Israel không trở thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn và đã tăng cường lực lượng của mình trong khu vực, trong đó có 2 nhóm tác chiến tàu sân bay, trong nỗ lực thể hiện khả năng răn đe.
"Washington đang tìm cách kiềm chế, nhưng đồng thời thể hiện rõ là họ không cần phải làm thế", ông Alterman nhận định về phản ứng của Washington trước các cuộc tấn công vào binh sĩ Mỹ ở Trung Đông, đồng thời lưu ý rằng việc răn đe "đòi hỏi cả khả năng lẫn sự sẵn sàng gây ra nhiều thiệt hại hơn, đồng thời quyết định không làm như thế".
"Từ góc nhìn của Mỹ, thách thức là nếu bạn không bao giờ gây ra thiệt hại như thế, đối thủ sẽ nghi ngờ sự sẵn sàng của bạn, nhưng nếu gây ra thiệt hại như thế, bạn có thể bị mắc kẹt trong vòng xoáy leo thang", ông Alterman bình luận, theo AFP.